Trang chủXU HƯỚNGTÌM HIỂU LỤC LỄ TRONG CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM XƯA

TÌM HIỂU LỤC LỄ TRONG CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM XƯA

Các nghi thức cưới trong đám cưới của người Việt xưa chính là một trong những phong tục truyền thống và nét đẹp văn hóa của dân tộc. Theo dòng chảy thời gian, các nghi lễ cưới dần thay đổi và giản lược để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, lục lễ trong cưới hỏi của người Việt Nam xưa luôn là một trong những chủ đề thú vị và ý nghĩa được rất nhiều người quan tâm. Cùng Mipec Palace tìm hiểu về chủ đề đặc biệt này trong bài viết này!

1. Lễ nạp thái
Trong lễ tục hôn nhân truyền thống “nạp thái” mang hàm ý “thu nạp những sính lễ mà nhà trai mang đến để thưa chuyện với nhà gái”. Đây là lễ đầu tiên trong trình tự lục lễ. Theo đó, nhà trai mang đến đôi chim nhạn để làm sính lễ. Lễ nạp thái dùng chim nhạn vì chim nhạn biểu trưng cho sự thuận theo thời tiết âm dương và hàm ý người vợ sẽ theo đạo nghĩa của người chồng.
Cụ thể, lễ nạp thái dân gian gọi là lễ chạm ngõ, một lễ nghi đơn giản mà bà mối sẽ dẫn đoàn của nhà trai sang thăm nhà gái. Số lượng thành viên trong đoàn đơn giản, tuy nhiên sẽ cần người có khả năng trò chuyện, đối đáp và bắt buộc có chú rể đi cùng. Lễ này để gia đình nhà trai xem mặt và xem tướng của cô gái từ dung mạo đến nét mặt, dáng đi, giọng nói, cử chỉ, cũng như khả năng nấu nướng và quán xuyến việc gia đình. Đồng thời là bước đà cho nhà trai coi gia cảnh và gia phong của nhà gái. Lễ nạp thái sẽ là chặng đường trước tiên của hôn nhân, nhưng vẫn cho có khả năng ràng buộc hai bên gia đình. Một trong hai phía nếu không bằng lòng thì có thể nói với bà mối để không tiến hành tiếp các lễ ở phía sau.

2. Lễ vấn danh
Nhà trai sẽ cử một đoàn vài ba người cùng các lễ vật gồm chè, rượu, trầu, cau. Trọng điểm của lễ này là nhà trai sẽ xin ngày tháng năm sinh của cô gái để về xem tuổi. Khi nhà trai đến thì nhà gái sẽ đưa ra tờ giấy đã ghi rõ thông tin của cô gái, đôi lúc cả giờ sinh nếu như bên nhà trai yêu cầu. Nếu như mệnh của hai người tương sinh thì rất hợp, ví dụ như chồng mệnh Kim, vợ mệnh Thủy, Kim sinh Thủy là tương sinh. Ngược lại, chồng mệnh Kim, vợ mệnh Mộc, là tương khắc. Sau đó, người ta xét kỹ đến hệ can chi để tính toán chuẩn xác hơn.

3. Lễ nạp cát
Ở lục lễ trong cưới hỏi xưa, sau lễ vấn danh, nếu bên nhà trai thấy đôi trẻ hợp tuổi sẽ đánh tiếng để xin làm lễ ăn hỏi. Tất nhiên sẽ phải chọn ngày lành tháng tốt. Theo đó, bên nhà trai thường sẽ hỏi ý kiến bên nhà gái cùng một số điểm quan trọng cụ thể và số lễ vật. Nếu nhà gái mong muốn lễ vật to sẽ nói ý tứ như họ hàng nội ngoại đông, bạn bè giao lưu rộng nên nhà trai coi đấy mà biện lễ. Lúc này, lễ vật thường là buồng cau to ba bốn trăm quả, dăm chai rượu nếp, một mâm xôi giấc, nhà trai sính lễ nhiều hơn có thêm thủ lợn, con lợn sữa quay, trà và bánh trái… Sau này, người ta bỏ bớt xôi gấc, lợn quay mà thay vào đó là các loại bánh như bánh chưng, bánh dày, bánh cốm, bánh phu thê…
Theo đó, bánh cốm gói lá chuối xanh kèm với bánh phu thê làm bằng loại bột lọc, nhuộm màu vàng như ngọc. Bánh cốm tượng trưng cho âm, bánh phu thê tròn tượng trưng cho dương (cũng biểu thị nam và nữ, trời và đất). Bánh cốm, bánh phu thê (có nơi gọi là bánh su sê), lại thêm mứt sen, chè cân loại hảo hạng, cau tươi, và trầu không sao cho tương xứng với số bánh trái trên cùng với dăm ba chai rượu màu.

4. Lễ nạp trưng
Lễ nạp trưng hay còn gọi là lễ thách cưới. Nội dung của lễ này là nhà gái đòi hỏi nhà trai phải nạp sính lễ gì. Nhà gái thường nói đội lên những đòi hỏi rất cao như vòng, xuyến, hoa tai, xà tích, quần áo mớ ba mớ bảy, bạc trắng, tiền giấy, rượu, gạo, lợn… Nhà trai tùy vào khả năng mà thuyết phục. Do đó, vì điều này mà nhiều nàng dâu mới về thường bị mẹ chồng làm khó.

5. Lễ thỉnh kỳ
Đây là lễ xin định ngày giờ làm lễ cưới, tuy nhiên ngày giờ cũng đã do bên nhà trai quyết định rồi và chỉ hỏi lại ý kiến bên gái mà thôi. Thông thường thì nhà gái cũng tùy ý bên trai.

6. Lễ thân nghinh


Khi đã được nhà gái ưng thuận, ngày giờ đã định. Bên nhà trai sẽ mang lễ vật sang làm lễ rước dâu về. Theo đó, lễ thân nghinh cần phải kiêng kỵ một vài điều như:
Cô dâu, chú rể đang không ở trong thời kỳ chịu tang. Ngày giờ cưới phải tránh những giờ không vong, sát chủ và phải tránh tháng ngâu (tháng 7 âm lịch). Trước giờ đón dâu vài ba tiếng đồng hồ, nhà trai sẽ cử người đến nhà gái với cơi trầu xếp đủ 12 miếng trầu cánh phượng, 12 miếng cau cánh tiên, đến nhà tân nương báo xin giờ đón dâu. Việc xin dâu vào lúc áp ngày, giờ cưới nhằm đảm bảo cho lễ cưới trơn tru, tránh tai tiếng có thể tạo ra đối với cá nhân, họ hàng, quan khách hay đám cưới không có tân nương.

Theo thời gian, trong đám cưới hiện đại ngày nay, lục lễ trong cưới hỏi thời xưa đã được lược bớt để tiết kiệm thời gian và chi phí, song về cơ bản thì chúng vẫn được xây dựng dựa trên nét văn hóa từ lâu đời mà ông bà để lại.
[Tổng hợp thông tin]

>>> Xem thêm: 5 NGHI LỄ TRONG ĐÁM CƯỚI TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

Bài viết mới nhất
Các ý chính trong bài viết1 1. Lễ Dạm Ngõ2 2. Lễ Ăn Hỏi3 3. Lễ Xin Dâu4 4. Lễ Rước Dâu5 5. Lễ Lại Mặt Cưới hỏi là một...
Cập nhật ngay chương trình ưu đãi mới nhất đến từ Mipec Palace. Hiện nay, việc tổ chức một buổi tiệc cưới hoàn hảo không khó, nhưng việc “chọn mặt...
Các ý chính trong bài viết1 1. Tặng 10 Đồ Uống Miễn Phí/1 Bàn Tiệc/Tiệc Cuối năm:2 2. Tặng 01 Chai Sâm Panh Nga Cao Cấp:3 3. Miễn Phí Hội...
Các ý chính trong bài viết1 Hoa cưới – Hoa mao lương2 Hoa hồng đỏ3 Hoa Tulip4 Hoa baby5 Hoa sen6 Hoa linh lan7 Hoa cưới – Hoa hồng trắng...