Trang chủXU HƯỚNG5 NGHI LỄ TRONG ĐÁM CƯỚI TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

5 NGHI LỄ TRONG ĐÁM CƯỚI TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

Các nghi lễ trong đám cưới luôn được tổ chức trang trọng và đầy đủ trình tự. 5 nghi lễ trong đám cưới truyền thống Việt Nam vừa là sự công nhận chính thức để đôi trai gái nên duyên vợ chồng vừa là dấu mốc nhắc nhở hai người luôn yêu thương trân trọng nhau. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại có nhiều thay đổi nhưng những giá trị của phong tục xưa vẫn luôn được giữ gìn và truyền từ đời này sang đời khác. Vậy 5 nghi lễ đó là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết này!

  1. Lễ dạm ngõ

Dạm ngõ là nghi lễ đầu tiên trong các thủ tục nghi thức của một đám cưới truyền thống. Lễ này thực chất là buổi gặp gỡ giữa hai bên gia đình. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Buổi lễ này là dịp để hai nhà nói chuyện để bàn chuyện xem ngày, chọn ngày và các thủ tục khác cho lễ ăn hỏi và lễ cưới. Lễ vật trong ngày dạm ngõ đơn giản là trầu cau. Một số nơi có thêm chè thuốc, kẹo bánh, hoa quả.

Dù đây là nghi thức khá đơn giản nhưng vẫn được gìn giữ trong xã hội hiện đại. Đến nay vẫn còn nhiều gia đình thực hiện và xem như cơ hội cho hai bên gia đình có gặp gỡ và thân thiết với nhau hơn.

 2. Lễ ăn hỏi

Một nghi thức không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt là Lễ ăn hỏi. Vào ngày này, nhà trai sẽ đem các tráp đựng sính lễ đến ra mắt nhà gái nhằm mong muốn hỏi người con gái về làm dâu trong gia đình. Đây là nghi thức khá cầu kỳ trong việc chuẩn bị mâm tráp bởi mỗi mâm tráp chứa một loại lễ vật khác nhau.

Các phù dâu, phù rể sẽ từng đôi một mang mâm tráp đến đặt tại nhà gái. Tráp ăn hỏi thường là số lẻ, và số đồ lễ thì phải là số chẵn. Đồ lễ ăn hỏi thường có là mứt sen, bánh su sê, bánh cốm, rượu, trầu cau, … những lễ vật tối thiểu theo tục lệ cổ truyền, thể hiện sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái và cô dâu tương lai.

Trầu cau trong lễ ăn hỏi được mang lên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. Đồ lễ được dùng để mời cưới. Sau khi vào phòng đón cô dâu ra ngoài, cô dâu và chú rể cùng nhau ra mắt hai họ, rót nước, mời trầu các vị quan khách. Thời gian ăn hỏi và lễ cưới có thể linh hoạt cách nhau 1,2 đến 3 ngày, 1 tuần, hay lâu hơn tùy vào việc lựa chọn ngày đẹp của hai bên gia đình.

3. Lễ xin dâu

Lễ xin dâu trong đám cưới truyền thống đã có mặt từ rất lâu đời nhưng đến nay thì có một số gia đình bỏ qua hoặc gộp, dồn để đơn giản, thuận tiện hơn trong phong tục cưới hỏi. Với nghi thức này trong đám cưới truyền thống, trước giờ đón dâu, mẹ chú rể sẽ cùng một người thân trong gia đình đến nhà gái đem cơi trầu, chai rượu hay còn gọi là tráp xin dâu để báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến.

4. Lễ đón dâu

Kế đến 1 trong 5 nghi thức đám cưới truyền thống của dân tộc ta là Lễ đón dâu hay còn gọi là Lễ rước dâu. Trong ngày lễ này chú rể sẽ mang hoa cưới hoặc lễ vật đến đón cô dâu về nhà. Theo phong tục truyền thống thì ở nghi lễ này hai bên gia đình sẽ trao tặng quà cho nhau, của hồi môn cho cô dâu như tượng trưng cho lời chúc phúc đôi vợ chồng mới sẽ luôn hạnh phúc, giàu sang.

Sau các nghi lễ trong đám cưới truyền thống tại gia đình hai bên thì đôi vợ chồng mới sẽ dành thời gian để tổ chức tiệc cưới nhằm thông báo tin kết hôn đến với bạn bè gần xa và những người xung quanh đến để chung vui với niềm hạnh phúc mới. Trong ngày giờ đẹp đã được chọn sẵn, chú rể sẽ cùng bố và đại diện nhà trai tới nhà gái, đi xe hoa, mang hoa cưới để đón cô dâu về nhà. Trang phục cưới lúc này là trang phục Âu, cô dâu mặc váy cưới màu trắng và chú rể mặc vest. Các quan khách tham dự cũng sẽ ăn mặc thật đẹp để đến chúc phúc cho hai bên gia đình trong đám cưới.

5. Lễ lại mặt

Lễ lại mặt là tục lệ cuối cùng trong 5 nghi lễ quan trọng của đám cưới. Thời gian đôi vợ chồng về lại mặt nhà gái thường là ngay sau ngày cưới. Thông thường, đồ lễ gia đình nhà trai chuẩn bị là gà trống và gạo nếp hoặc đơn giản hơn là bánh kẹo, rượu thuốc để đôi vợ chồng trẻ mang về nhà ngoại. Cô dâu chú rể sẽ ở lại ăn cơm cùng bố mẹ vợ trong ngày này.

[Tổng hợp thông tin]

>>> Xem thêm: TRÌNH TỰ NGHI THỨC LỄ CƯỚI KHI TỔ CHỨC TẠI NHÀ HÀNG

Bài viết mới nhất
Các ý chính trong bài viết1 1. Lễ Dạm Ngõ2 2. Lễ Ăn Hỏi3 3. Lễ Xin Dâu4 4. Lễ Rước Dâu5 5. Lễ Lại Mặt Cưới hỏi là một...
Cập nhật ngay chương trình ưu đãi mới nhất đến từ Mipec Palace. Hiện nay, việc tổ chức một buổi tiệc cưới hoàn hảo không khó, nhưng việc “chọn mặt...
Các ý chính trong bài viết1 1. Tặng 10 Đồ Uống Miễn Phí/1 Bàn Tiệc/Tiệc Cuối năm:2 2. Tặng 01 Chai Sâm Panh Nga Cao Cấp:3 3. Miễn Phí Hội...
Các ý chính trong bài viết1 Hoa cưới – Hoa mao lương2 Hoa hồng đỏ3 Hoa Tulip4 Hoa baby5 Hoa sen6 Hoa linh lan7 Hoa cưới – Hoa hồng trắng...