Trang chủXU HƯỚNGPHÁT BIỂU TRONG LỄ ĂN HỎI CÓ QUAN TRỌNG KHÔNG?

PHÁT BIỂU TRONG LỄ ĂN HỎI CÓ QUAN TRỌNG KHÔNG?

Đám cưới là một sự kiện trọng đại trong cuộc đời mỗi người. Để các nghi lễ trong đám cưới được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, hai bên gia đình cần chỉn chu mọi việc, đặc biệt phải có những người đại diện phát biểu phù hợp và cần chuẩn bị tốt bài phát biểu trong lễ ăn hỏi và lễ xin dâu.
Trong cuộc sống hiện đại, thủ tục cưới hỏi của người Việt đã được đơn giản hóa đi rất nhiều để tạo thuận lợi cho cô dâu chú rể và hai bên gia đình. Trong các nghi lễ cưới hỏi truyền thống, lễ ăn hỏi là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong thủ tục làm đám cưới truyền thống của người Việt. Để tiến đến đám cưới của cô dâu chú rể tốt đẹp, viên mãn trước sự chứng kiến và chúc mừng của hai họ, bạn bè, đồng nghiệp, nghi lễ này cần đảm bảo diễn ra suôn sẻ, đúng trình tự.

Trước ngày tiến hành buổi lễ, hai bên gia đình đều cần thống nhất người đại diện và chuẩn bị sẵn bài phát biểu. Bài phát biểu được chuẩn bị càng đầy đủ, càng hợp bối cảnh thì nghi thức hỏi cưới sẽ càng diễn ra thuận lợi, bởi tùy từng nghi thức mà bài phát biểu sẽ có sự khác biệt. Bài phát biểu của vị đại diện gia đình nhà trai cũng khác so với bài phát biểu của đại diện nhà gái.

ĐẠI DIỆN PHÁT BIỂU TRONG LỄ ĂN HỎI LÀ AI?
Người đại diện phát biểu cho nhà họ trai và nhà họ gái trong lễ ăn hỏi thường sẽ là trưởng đoàn – bậc ông, bác hoặc chú có vai vế ở trong gia đình, họ tộc. Tuy nhiên, hai họ cũng có thể lựa chọn những người có khả năng ăn nói lưu loát để thay mặt trưởng đoàn phát biểu, giúp lễ ăn hỏi của con cháu mình được trơn tru và như ý.

KHI NÀO PHÁT BIỂU TRONG LỄ ĂN HỎI?
Thông thường, sau khi hai nhà đã hoàn tất thủ tục trao tráp lễ và cúng bái gia tiên, đại diện hai họ sẽ tiến hành phát biểu tại phía sân khấu của buổi lễ ăn hỏi. Khi đó, MC sẽ giới thiệu và mời các vị đại diện hai họ lần lượt lên phát biểu.

TẠI SAO CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC BÀI PHÁT BIỂU?
Bài phát biểu lễ ăn hỏi luôn có vai trò cực kỳ quan trọng bởi nếu bài phát biểu rõ ràng, súc tích, hay và ý nghĩa sẽ thúc đẩy các nghi thức diễn ra thuận lợi và để lại ấn tượng tốt cho quan khách hai họ. Ngược lại, nếu bài phát biểu tại lễ ăn hỏi không được chuẩn bị tốt, sơ sài hoặc quá dài dòng và không hợp với bối cảnh thì có thể ảnh hưởng đến trình tự của các nghi lễ, khiến hôn lễ của cặp đôi gặp những trắc trở không mong muốn.

Nhìn chung, việc chuẩn bị bài phát biểu trong lễ ăn hỏi luôn là cần thiết. Dưới đây là mẫu phát biểu trong lễ ăn hỏi mà hai bên gia đình nên tham khảo:
Mẫu bài phát biểu cho đại diện gia đình nhà trai
“Kính thưa các cụ, các ông, các bà cùng toàn thể nam nữ thanh niên của hai gia đình. Tôi là Nguyễn Văn C, là (ông/ bác/ chú…) Của cháu Nguyễn Văn A. Trước tiên, tôi xin thay mặt cho gia đình nhà trai gửi những lời chúc chân thành, tốt đẹp nhất đến với toàn thể họ nhà gái và những vị khách quý đã có mặt trong buổi lễ này. Tôi cũng xin giới thiệu thành phần họ nhà trai tham dự lễ ăn hỏi của cháu A – B hôm nay gồm: ông Nguyễn Văn D – ông nội cháu A, ông Nguyễn Văn E – bố cháu A, bà Lê Thị F – mẹ cháu A và các bác, các cô, các chú trong gia đình.
Hôm nay, ngày lành tháng tốt, sau thời gian dài tìm hiểu, cháu A và cháu B đã thưa chuyện với hai bên gia đình về quyết định muốn tiến tới hôn nhân. Theo nguyện vọng của hai cháu, đoàn nhà trai chúng tôi có cơi trầu và lễ vật mang sang xin thưa chuyện với gia đình nhà gái. Mong các cụ, các ông, các bà trong họ nhà gái chấp thuận để cháu A thành con, thành rể trong nhà và cháu B thành con dâu của gia đình chúng tôi. Đại diện cho họ nhà trai, tôi xin chân thành cảm ơn”.

Mẫu bài phát biểu cho đại diện gia đình nhà gái
“Trước tiên, xin tự giới thiệu tôi là Nguyễn Văn C, là ông/bác/chú ruột của cháu B (cô dâu) và là đại diện của họ nhà gái.
Như phía đại diện họ nhà trai đã phát biểu, hai cháu B và A đã có thời gian dài quen biết, tìm hiểu, cảm thấy đủ tâm đầu ý hợp để tiến đến hôn nhân. Vì vậy, hôm nay, nhân ngày lành tháng tốt, gia đình nhà gái chúng tôi xin được chấp nhận lễ vật của nhà trai. Từ giờ phút này, coi như cháu B và cháu A đã là con dâu, con rể của hai nhà. Nếu hai cháu còn nhỏ dại, có gì không nên không phải, mong cả hai gia đình cùng dạy dỗ để các cháu có thể trở thành dâu hiền, rể thảo. Có thể cùng làm tròn bổn phận của người con, người cháu trong gia đình…
Nhà gái chúng tôi hy vọng cuộc sống trong tương lai của hai vợ chồng son sẽ được suôn sẻ, hạnh phúc, bên nhau trọn đời. Đại diện cho gia đình nhà gái, tôi cũng xin mời nhà trai uống chén nước, ăn miếng trầu để cùng mừng hạnh phúc cho cháu A và cháu B”.

Như vậy, với bài mẫu phát biểu trong lễ ăn hỏi có nội dung đầy đủ, ngắn gọn, rõ ràng và ý nghĩa, các vị đại diện hai bên gia đình sẽ dễ nhớ để tự tin phát biểu thật lưu loát, trang trọng, góp phần tạo nên sự thành công cho lễ ăn hỏi của con cháu mình.

>>> Xem thêm: LỄ ĂN HỎI CẦN BAO NHIÊU TRÁP THÌ PHÙ HỢP?

Bài viết mới nhất
Các ý chính trong bài viết1 1. Lễ Dạm Ngõ2 2. Lễ Ăn Hỏi3 3. Lễ Xin Dâu4 4. Lễ Rước Dâu5 5. Lễ Lại Mặt Cưới hỏi là một...
Cập nhật ngay chương trình ưu đãi mới nhất đến từ Mipec Palace. Hiện nay, việc tổ chức một buổi tiệc cưới hoàn hảo không khó, nhưng việc “chọn mặt...
Các ý chính trong bài viết1 1. Tặng 10 Đồ Uống Miễn Phí/1 Bàn Tiệc/Tiệc Cuối năm:2 2. Tặng 01 Chai Sâm Panh Nga Cao Cấp:3 3. Miễn Phí Hội...
Các ý chính trong bài viết1 Hoa cưới – Hoa mao lương2 Hoa hồng đỏ3 Hoa Tulip4 Hoa baby5 Hoa sen6 Hoa linh lan7 Hoa cưới – Hoa hồng trắng...