Trang chủTƯ VẤNTÌM HIỂU VỀ NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA LỄ HẰNG THUẬN

TÌM HIỂU VỀ NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA LỄ HẰNG THUẬN

Khái niệm lễ Hằng Thuận không còn quá xa lạ trong cuộc sống, đặc biệt là với các cặp đôi sắp tổ chức đám cưới. Vậy lễ Hằng Thuận là gì? Lễ này có nguồn gốc từ đâu và có ý nghĩa gì? Cùng Mipec Palace tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết này!

LỄ HẰNG THUẬN LÀ GÌ?
Lễ Hằng Thuận hiểu đơn giản là lễ cưới được tổ chức trong chùa và diễn ra theo những nghi thức của đạo Phật. Lễ Hằng Thuận được khởi nguồn từ lúc Đức Phật còn tái thế, trong một lần Đức Thế Tôn trở về thăm Vương thành Ca Tỳ La Vệ. Đây được xem là dịp đặc biệt trong chuyến về thăm lại cố hương của ngài Đức Thế Tôn, đúng lúc cả kinh thành chuẩn bị làm lễ thành hôn cho Vương tử Mahanam, Đức Thế Tôn và Tăng đoàn cũng đã vào cung để chứng minh cho hôn lễ. Chính nhờ nhân duyên này, Đức Thế Tôn cũng đã dạy cho người chồng cách sống sao cho phải đạo, để được nhà vợ tôn trọng, không chỉ vậy mà người chồng cũng cần hiểu về trách nhiệm đối với gia đình nhà vợ sau này, ngược lại về phận làm dâu của người vợ đối với họ hàng nhà chồng cũng như với chồng và con cái.

Theo lời Đức Phật, khi hai người nên duyên và quyết định chọn nhau làm bạn đời nghĩa là hai người đã có một sự liên kết và cùng nhau đi hết cuộc đời, đi qua những nghiệp chướng, chia sẻ gian khó ngọt bùi cùng nhau vì có duyên mới đi cùng nhau.

Lễ hằng thuận của ca sĩ Đăng Khôi và vợ Thủy Anh

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA
Lễ Hằng Thuận được xem là một lễ cưới mang yếu tâm linh của các cặp đôi, những người theo tôn giáo đạo Phật, nhưng thay vì tổ chức ở tư gia thì lễ cưới này được tổ chức tại chùa với các nghi thức Phật giáo.

Người đầu tiên khởi xướng ra nghi lễ này trong đạo Phật đó là cụ đồ Nguyễn Trọng Thuật, quê tại Hải Dương. Cụ Thuật vốn là một nhà nho, nhưng sau đó quy y cửa Phật. Năm 1930, lễ Hằng Thuận đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử chính là lễ thành hôn của con gái đầu lòng bác sĩ Lê Đình Thám được diễn ra tại chùa Từ Đàm, Huế.

Khái niệm Hằng Thuận với ý nghĩa hằng là vĩnh hằng, là mãi mãi, thuận mang ý nghĩa của sự đồng thuận, hòa thuận. Ghép nghĩa của hai từ chính là nói đến sự đồng thuận vĩnh hằng. Đó là lý do, cũng là ý nghĩa của một cuộc hôn nhân, cùng nhìn về một cuộc sống viên mãn. Vì vậy, lễ Hằng Thuận hay lễ cưới tại chùa sẽ mang lại ý nghĩa về sự khuyên răn trong đời sống hôn nhân, những lợi ích nhân văn khi chung sống cùng nhau trong một gia đình Phật tử.

Lễ Hằng Thuận được xem là tiền đề của cô dâu chú rể trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Hôn lễ Hằng Thuận sẽ được hành lễ và làm chứng bởi đức Phật và các chư tăng, đại diện gia đình hai bên cũng như nhận được sự chúc phúc từ mọi người. Ngoài ra trong buổi lễ Hằng Thuận, các thầy, chư tăng sẽ dạy cho các cặp đôi bổn phận và trách nhiệm của một người vợ, một người chồng, ý nghĩa của chiếc nhẫn đeo trên tay. Lễ Hằng Thuận không chỉ mang theo nhiều hình thức, tầng lớp ý nghĩa của một cuộc hôn nhân, nghi lễ này còn sự thông tuệ của đạo phật, đạo đức của một người phật tử cũng như định hước về sự giác ngộ về một cuộc sống hôn nhân, gia đình.

Lễ hằng thuận của ca sĩ Võ Hạ Trâm

LƯU Ý KHI TỔ CHỨC
So với lễ cưới thông thường, chi phí lễ cưới Hằng Thuận tại chùa thường có quy mô nhỏ và tiết kiệm hơn rất nhiều. Về nghi thức chuẩn bị và tổ chức, việc đầu tiên là gia đình phải đến xin phép sư trụ trì để được đồng ý tổ chức lễ Hằng Thuận tại chùa và tiến hành các nghi lễ theo đúng trình tự.
Tiếp đó, nhà chùa sẽ sắp xếp thời gian, trang trí chính điện, bàn thờ Phật, nếu gia đình phật tử muốn chủ động trang trí, có thể nói với sư thầy. Ngoài ra, gia đình cũng nên nhớ cúng dường cho nhà chùa để thể hiện lòng thành và hỗ trợ cho các khâu chuẩn bị, để buổi lễ diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp. Đây cũng chính là cách tạo thêm phước phần cho cặp đôi mới cưới.

Đối với quy mô của mỗi lễ Hằng Thuận, sự long trọng, cầu kỳ hay tinh tế, giản lược phụ thuộc vào mong muốn của cô dâu chú rể. Nhưng nhìn chung, phần chi phí của lễ Hằng Thuận sẽ được chia thành 3 khoản chính như sau:

– Chi phí thực hiện nghi thức làm lễ: Gồm trang trí chính điện, bàn thờ Phật tổ Như Lai, phần bàn của gia đình hai bên.
– Phần công đức: Là hoa quả và nhang đèn. Nếu như gia đình không biết quy cách sắp xếp như thế nào, có thể gửi các sư thầy thực hiện giúp. Cô dâu chú rể có thể lựa chọn cách cúng dường hoặc gửi phong bì cho sư thầy để sư thầy tự tay chuẩn bị.
– Chi phí mâm cơm chay: Đây được xem như một lời cảm ơn, cũng như sự san sẻ niềm vui, niềm hạnh phúc mới của đôi uyên ương nhà Phật.

Như vậy, với những thông tin hữu ích trên, các cô dâu chú rể sẽ có những lựa chọn phù hợp để lên kế hoạch tổ chức cho đám cưới của mình.

[Ảnh: Sưu tầm Internet]

>>> Xem thêm: TÌM HIỂU LỤC LỄ TRONG CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM XƯA

Bài viết mới nhất
Các ý chính trong bài viết1 1. Lễ Dạm Ngõ2 2. Lễ Ăn Hỏi3 3. Lễ Xin Dâu4 4. Lễ Rước Dâu5 5. Lễ Lại Mặt Cưới hỏi là một...
Cập nhật ngay chương trình ưu đãi mới nhất đến từ Mipec Palace. Hiện nay, việc tổ chức một buổi tiệc cưới hoàn hảo không khó, nhưng việc “chọn mặt...
Các ý chính trong bài viết1 1. Tặng 10 Đồ Uống Miễn Phí/1 Bàn Tiệc/Tiệc Cuối năm:2 2. Tặng 01 Chai Sâm Panh Nga Cao Cấp:3 3. Miễn Phí Hội...
Các ý chính trong bài viết1 Hoa cưới – Hoa mao lương2 Hoa hồng đỏ3 Hoa Tulip4 Hoa baby5 Hoa sen6 Hoa linh lan7 Hoa cưới – Hoa hồng trắng...