Trang chủXU HƯỚNGTÌM HIỂU NGUỒN GỐC MỘT SỐ NGHI THỨC ĐÁM CƯỚI

TÌM HIỂU NGUỒN GỐC MỘT SỐ NGHI THỨC ĐÁM CƯỚI

Bạn có bao giờ tự tìm hiểu nguồn gốc các nghi thức đám cưới? Đám cưới là sự kiện trọng đại đánh dấu sự kết đôi của cô dâu chú rể trước sự chứng kiến của gia đình và bạn bè. Bên cạnh sự rực rỡ của cô dâu và chú rể, những nghi thức quen thuộc trong tiệc cưới đều mang những ý nghĩa đặc biệt. Thế nhưng bạn có biết những câu chuyện thú vị lý giải về nguồn gốc của những nghi thức đám cưới này?

CHIẾC VÁY CƯỚI MÀU TRẮNG LẤY CẢM HỨNG TỪ LỄ CƯỚI CỦA NỮ HOÀNG VICTORIA

Bạn có biết tại sao váy cưới thường là màu trắng không? Hãy tìm hiểu nguồn gốc của chiếc váy cưới ngay bây giờ!

Trước lễ cưới của nữ hoàng Victoria vào năm 1841, cô dâu của vương quốc Anh thường diện những bộ váy sáng màu, sặc sỡ vào ngày cưới của mình và những bộ váy này có thể được mặc lại ở những dịp quan trọng khác. Thời điểm đó, cô dâu 20 tuổi Victoria đã chọn một chiếc váy trắng nhằm làm nổi bật phần ren/đăng ten mềm mại điểm xuyết trên thân áo. Mặc dù hiếm gặp, nhưng trước lễ cưới của nữ hoàng Victoria, nhiều gia đình đã chọn váy cưới trắng cho con gái của mình trong đám cưới nhằm thể hiện sự sung túc.
Còn theo quan niệm phương Đông, màu trắng tinh khôi không chỉ giúp cô dâu nổi bật, thu hút hơn trong lễ cưới của mình mà còn thể hiện sự trong trắng, thanh khiết của các cô dâu mới.

NHẪN CƯỚI LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA SỰ VĨNH CỬU

Tục đeo nhẫn cưới xuất phát từ người Ai Cập cổ đại khi họ tin rằng hình tròn của chiếc nhẫn tượng trưng cho sự vĩnh cửu, rằng một khi đã kết hôn, hai cá nhân sẽ sống trọn đời bên nhau. Những chiếc nhẫn bấy giờ được bện từ sợi sậy và được đeo ở ngón áp út bên tay trái – ngón tay được xem là có tĩnh mạch dẫn trực tiếp đến trái tim. Mặc dù về mặt giải phẫu học, chiếc “tĩnh mạch tình yêu” này không thật sự tồn tại, người ta vẫn luôn trân quý những ý niệm sơ khai về việc đeo nhẫn ở ngón áp út trái cho đến tận ngày nay.

Nhẫn cưới là một phần vô cùng quan trọng tại các lễ cưới. Người La Mã xưa cũng sử dụng nhẫn như một lời chúc tài lộc hay một món quà giá trị dành tặng cho cô dâu. Hàng trăm năm sau, kim cương xuất hiện gắn liền với hình ảnh những chiếc nhẫn đính hôn. Chiếc nhẫn cầu hôn có đính kim cương đầu tiên ra đời vào năm 1477 bởi hoàng đế Archduke Maximilian của nước Áo. Ngày nay, nghi thức cầu hôn bằng nhẫn kim cương hay vàng đã trở thành một lẽ hiển nhiên của các cặp đôi.

TÌM HIỂU NGUỒN GỐC CHIẾC BÁNH KEM TRONG LỄ CƯỚI

Nguồn gốc của những chiếc bánh cưới xuất phát từ La Mã cổ đại. Người La Mã bấy giờ sẽ kết thúc đám cưới bằng cách vò nát bánh scone trên đầu của cô dâu chú rể như một lời chúc may mắn và con đàn cháu đống cho cặp đôi. Cả hai sẽ cùng nhau ăn một vài chiếc miếng bánh scone để thể hiện sự gắn kết, đây được xem là một trong những “sự đồng lòng” đầu tiên của cặp đôi với tư cách là một cặp vợ chồng. Những vị khách sau đó sẽ tự thưởng thức những phần bánh còn lại của lễ cưới.

Nghi thức này vẫn được duy trì rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới với ý nghĩa thể hiện sự cam kết chung tay đồng lòng của cô dâu chú rể, sẵn sàng cho một cuộc sống mới gắn bó lâu bền, cùng nhau tận hưởng hạnh phúc cũng như vượt qua những khó khăn thử thách.

TỤC TUNG HOA TRONG LỄ CƯỚI BẮT NGUỒN TỪ THỜI TRUNG CỔ TẠI CHÂU ÂU

Ít ai có thể ngờ rằng tục tung hoa trong đám cưới này vốn được thực hiện với mục đích ngăn chặn những người xung quanh… xé váy của cô dâu. Tập quán này bắt nguồn từ thời Trung Cổ tại Châu Âu, những người phụ nữ độc thân thời đó thường đuổi theo và xé toạc váy cưới của cô dâu với niềm tin rằng may mắn trong tình yêu sẽ đến với họ. Ngày đó, váy cưới không đắt đỏ như hiện nay và đa số cô dâu không có dịp mặc lại chiếc váy của mình nên tập tục này cứ thế diễn ra trong nhiều năm. Tuy nhiên, nhiều năm trôi qua, giá nguyên liệu và nhân công ngày càng tăng cao, giá của một chiếc váy cưới cũng không hề rẻ, dần dần việc phụ nữ giữ lại váy cưới sau đám cưới trở thành truyền thống.

Để ngăn chặn việc cô dâu bị xé váy cưới cũng như đánh lạc hướng khách tham dự, cô dâu đã ném đi nhiều đồ vật, trong đó có hoa cưới. Vì không đắt đỏ như váy cưới, bó hoa cưới được sử dụng để ném vào khách tham dự. Đó cũng là nguồn gốc của phong tục ném hoa cưới mà chúng ta thấy ngày nay.

Phong tục này được duy trì và phát triển theo đúng mục đích của nó – một kiểu “trao gửi” sự may mắn đến những cô gái tương lai bắt được hoa cưới.

[Sưu tầm]

Bài viết mới nhất
Các ý chính trong bài viết1 1. Lễ Dạm Ngõ2 2. Lễ Ăn Hỏi3 3. Lễ Xin Dâu4 4. Lễ Rước Dâu5 5. Lễ Lại Mặt Cưới hỏi là một...
Cập nhật ngay chương trình ưu đãi mới nhất đến từ Mipec Palace. Hiện nay, việc tổ chức một buổi tiệc cưới hoàn hảo không khó, nhưng việc “chọn mặt...
Các ý chính trong bài viết1 1. Tặng 10 Đồ Uống Miễn Phí/1 Bàn Tiệc/Tiệc Cuối năm:2 2. Tặng 01 Chai Sâm Panh Nga Cao Cấp:3 3. Miễn Phí Hội...
Các ý chính trong bài viết1 Hoa cưới – Hoa mao lương2 Hoa hồng đỏ3 Hoa Tulip4 Hoa baby5 Hoa sen6 Hoa linh lan7 Hoa cưới – Hoa hồng trắng...