TÌM HIỂU NGHI THỨC ƯƠM CÂY TRONG TIỆC CƯỚI

TÌM HIỂU NGHI THỨC ƯƠM CÂY TRONG TIỆC CƯỚI

TÌM HIỂU NGHI THỨC ƯƠM CÂY TRONG TIỆC CƯỚI

Bạn đã từng biết đến nghi thức ươm cây trong tiệc cưới? Nghi thức này bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa gì? Cùng Mipec Palace tìm hiểu một số thông tin hữu ích về nghi thức ươm cây tình yêu trong các tiệc cưới hiện đại trong bài viết này.

Chúng ta đã từng quá quen thuộc với nghi thức cắt bánh, rót rượu hỷ tháp ly trong các tiệc cưới, tuy nhiên gần đây, rất nhiều cô dâu chú rể rút ngắn gọn các nghi thức này hoặc thay thế bằng nghi thức ươm cây trong tiệc cưới của mình.

Nghi thức ươm cây xuất hiện nhiều trong văn hoá cưới phương Tây. Trong ngày trọng đại, cô dâu, chú rể hoặc trung tâm tổ chức tiệc cưới sẽ chuẩn bị trước một cái cây thật đẹp có gắn liền với câu chuyện, kỷ niệm tình yêu của cặp đôi hoặc mang ý nghĩa mà hai người muốn truyền tải. Khi lễ cưới diễn ra, sẽ có phần nghi lễ cô dâu và chú rể cùng vun đất hoặc tưới nước cho cây tình yêu như một sự đánh dấu cho khởi đầu mới, một sự sống được ươm mầm, sinh sôi nảy nở.
Cây non tượng trưng cho đời sống hôn nhân của cô dâu chú rể. Nếu cây được cả hai cùng vun trồng và chăm sóc trong thời gian dài mới trở nên tươi tốt thì cuộc sống hôn nhân cũng phải có sự quan tâm và vun vén từ hai vợ chồng mới hạnh phúc, bền chặt. Đó chính là ý nghĩa của nghi thức lễ cưới này.

Ở Việt Nam, nghi thức ươm cây trong lễ cưới ngày càng được nhiều cặp đôi trẻ lựa chọn. Để nghi thức được trọn vẹn, cây tình yêu và bình tưới sẽ được chuẩn bị trước, cũng như trang trí theo concept của bữa tiệc. Chậu cây được đặt trên sân khấu tại một vị trí trang trọng. Trong tiếng nhạc du dương, dưới ánh đèn lấp lánh của sảnh tiệc và sự chúc phúc của gia đình, bạn bè, cô dâu, chú rể cùng nhau ươm trồng và vun tưới, tựa như chăm sóc mầm sống mới, cuộc sống mới của chính hai vợ chồng.

Một số loại cây thường được chọn cho nghi thức ươm mầm trong tiệc cưới:
– Gỗ sồi: Tượng trưng cho cuộc sống, sức khỏe và sự đoàn kết trong gia đình.
– Tre: Một loại cỏ giống cây, là hiện thân của sức mạnh, tính linh hoạt và sự đổi mới trong nền văn hóa châu Á.
– Cây bạch dương: Phát triển nhanh và hấp dẫn các cặp vợ chồng có ý thức về cuộc sống luôn phát triển, thay đổi không ngừng, biểu thị khả năng thích ứng, khả năng tái tạo và sự khởi đầu mới.
– Cây phong: Tượng trưng cho sự trường thọ, dồi dào và bảo vệ.
– Cây Lê: Có hoa màu trắng khá đẹp, có thể cho trái đến 50 năm, tượng trưng cho tuổi thọ, sức khỏe dồi dào, tài lộc dồi dào.

Tin tức nổi bật

Xem thêm