Tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Hằng Thuận

Tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Hằng Thuận

Tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Hằng Thuận

Khái niệm lễ Hằng Thuận không còn quá xa lạ trong cuộc sống, đặc biệt là với các cặp đôi sắp tổ chức đám cưới. Vậy lễ Hằng Thuận là gì? Lễ này có nguồn gốc từ đâu và có ý nghĩa gì? Cùng Mipec Palace tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết này!

Lễ Hằng Thuận là gì?

Lễ Hằng Thuận hiểu đơn giản là lễ cưới được tổ chức trong chùa và diễn ra theo những nghi thức của đạo Phật. Lễ Hằng Thuận được khởi nguồn từ lúc Đức Phật còn tái thế, trong một lần Đức Thế Tôn trở về thăm Vương thành Ca Tỳ La Vệ. Đây được xem là dịp đặc biệt trong chuyến về thăm lại cố hương của ngài Đức Thế Tôn, đúng lúc cả kinh thành chuẩn bị làm lễ thành hôn cho Vương tử Mahanam, Đức Thế Tôn và Tăng đoàn cũng đã vào cung để chứng minh cho hôn lễ. Chính nhờ nhân duyên này, Đức Thế Tôn cũng đã dạy cho người chồng cách sống sao cho phải đạo, để được nhà vợ tôn trọng, không chỉ vậy mà người chồng cũng cần hiểu về trách nhiệm đối với gia đình nhà vợ sau này, ngược lại về phận làm dâu của người vợ đối với họ hàng nhà chồng cũng như với chồng và con cái.

Theo lời Đức Phật, khi hai người nên duyên và quyết định chọn nhau làm bạn đời nghĩa là hai người đã có một sự liên kết và cùng nhau đi hết cuộc đời, đi qua những nghiệp chướng, chia sẻ gian khó ngọt bùi cùng nhau vì có duyên mới đi cùng nhau.

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Hằng Thuận

Lễ Hằng Thuận được xem là một lễ cưới mang yếu tâm linh của các cặp đôi, những người theo tôn giáo đạo Phật, nhưng thay vì tổ chức ở tư gia thì lễ cưới này được tổ chức tại chùa với các nghi thức Phật giáo. Người đầu tiên khởi xướng ra nghi lễ này trong đạo Phật đó là cụ đồ Nguyễn Trọng Thuật, quê tại Hải Dương. Cụ Thuật vốn là một nhà nho, nhưng sau đó quy y cửa Phật. Năm 1930, lễ Hằng Thuận đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử chính là lễ thành hôn của con gái đầu lòng bác sĩ Lê Đình Thám được diễn ra tại chùa Từ Đàm, Huế.

Khái niệm Hằng Thuận với ý nghĩa hằng là vĩnh hằng, là mãi mãi, thuận mang ý nghĩa của sự đồng thuận, hòa thuận. Ghép nghĩa của hai từ chính là nói đến sự đồng thuận vĩnh hằng. Đó là lý do, cũng là ý nghĩa của một cuộc hôn nhân, cùng nhìn về một cuộc sống viên mãn. Vì vậy, lễ Hằng Thuận hay lễ cưới tại chùa sẽ mang lại ý nghĩa về sự khuyên răn trong đời sống hôn nhân, những lợi ích nhân văn khi chung sống cùng nhau trong một gia đình Phật tử.

Lễ Hằng Thuận được xem là tiền đề của cô dâu chú rể trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Hôn lễ Hằng Thuận sẽ được hành lễ và làm chứng bởi đức Phật và các chư tăng, đại diện gia đình hai bên cũng như nhận được sự chúc phúc từ mọi người. Ngoài ra trong buổi lễ Hằng Thuận, các thầy, chư tăng sẽ dạy cho các cặp đôi bổn phận và trách nhiệm của một người vợ, một người chồng, ý nghĩa của chiếc nhẫn đeo trên tay. Lễ Hằng Thuận không chỉ mang theo nhiều hình thức, tầng lớp ý nghĩa của một cuộc hôn nhân, nghi lễ này còn sự thông tuệ của đạo phật, đạo đức của một người phật tử cũng như định hước về sự giác ngộ về một cuộc sống hôn nhân, gia đình.

Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Hằng Thuận
Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Hằng Thuận

Trình tự thực hiện nghi thức lễ Hằng Thuận tại chùa

Ổn định chỗ ngồi

Trước khi chính thức bước vào nghi lễ, không gian chùa sẽ được chuẩn bị một cách trang nghiêm và thành kính. Khi giờ lành đến, những người tham dự sẽ được hướng dẫn ổn định vị trí. Theo truyền thống, gia đình và bạn bè của cô dâu và chú rể sẽ ngồi hai bên theo nguyên tắc “nam tả, nữ hữu” khi nhìn từ chính điện ra. Điều này tượng trưng cho sự cân bằng và hòa hợp giữa hai dòng họ. Các vị Hòa thượng, chư Tăng Ni được kính trọng sẽ an vị tại vị trí cao nhất trên lễ đài, chứng minh và chủ trì buổi lễ, mang đến sự trang trọng và uy nghiêm.

Thực hiện nghi lễ chính

  • Mở đầu, vị chủ lễ sẽ tuyên bố lý do và giới thiệu thành phần tham dự, đồng thời thông báo chương trình chi tiết của buổi lễ.
  • Tiếp theo đó, đại diện của hai gia đình sẽ có những lời phát biểu chân thành, bày tỏ niềm vui, sự tin tưởng và gửi gắm những lời chúc tốt đẹp đến đôi bạn trẻ.
  • Sau những lời khai mạc trang trọng, nghi thức tụng kinh cầu nguyện sẽ được cử hành.
  • Một nghi thức quan trọng khác là việc kiểm tra xem cô dâu và chú rể đã quy y Tam Bảo hay chưa. Nếu chưa, quý Thầy Cô sẽ thực hiện lễ Quy Y ngay trước nghi lễ cưới, hoặc có thể diễn ra cùng ngày. Lễ Quy Y mang ý nghĩa chính thức trở thành Phật tử, nương tựa vào Phật, Pháp, Tăng để hướng đến những điều thiện lành.
  • Cô dâu và chú rể sẽ quỳ trước tôn tượng Đức Phật, thành tâm phát nguyện xây dựng một gia đình hòa thuận, yêu thương, chung sống trọn đời và thực hiện những điều tốt đẹp theo lời Phật dạy. Vị trụ trì sẽ ban những lời ban phước và răn dạy về đạo lý vợ chồng, trách nhiệm với gia đình và xã hội, giúp đôi bạn trẻ có thêm hành trang vững chắc bước vào cuộc sống hôn nhân.
  • Một hình ảnh mang tính biểu tượng cao trong lễ Hằng Thuận là nghi thức buộc dây tơ hồng. Sợi dây màu đỏ, được làm từ ruy băng, len hoặc lụa, sẽ được vị chủ hôn nhẹ nhàng buộc vào cổ tay của cô dâu và chú rể, tượng trưng cho sự gắn kết bền chặt, không thể tách rời của hai trái tim.
  • Sau đó, đôi uyên ương sẽ thực hiện nghi thức quỳ lạy, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến cha mẹ hai bên, những người đã có công sinh thành và dưỡng dục. Họ cũng lạy nhau, thể hiện sự tôn trọng, bình đẳng và lòng biết ơn đối với người bạn đời.
  • Cô dâu và chú rể trao cho nhau chiếc nhẫn như một lời hứa hẹn về tình yêu và sự chung thủy. Và ngoài ra thì vị chủ lễ sẽ trao giấy chứng nhận kết hôn và điệp quy y (nếu có), đồng thời hướng dẫn đôi bạn trẻ đảnh lễ, thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau và kính yêu ông bà, cha mẹ hai bên gia đình.
  • Cuối cùng, đại diện của hai gia đình sẽ có những lời dặn dò ân cần dành cho đôi vợ chồng trẻ. Để kết thúc nghi lễ chính, vị chủ lễ và đại diện hai gia đình có thể tặng hoa hoặc quà cho nhau.
Trình tự thực hiện nghi thức lễ Hằng Thuận tại chùa
Trình tự thực hiện nghi thức lễ Hằng Thuận tại chùa

Những lưu ý khi tổ chức lễ cưới Hằng Thuận

Lễ Hằng Thuận là một nghi thức cưới trang trọng và ý nghĩa, được tổ chức tại chốn thiền môn, nơi mang đậm không khí thanh tịnh và linh thiêng. Để buổi lễ diễn ra suôn sẻ và trọn vẹn, các cặp đôi và gia đình cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề quan trọng.
  • Trước hết, việc thông báo pháp danh của cô dâu và chú rể cho nhà chùa là điều cần thiết. Nếu cả hai chưa có pháp danh, hãy sắp xếp lễ Quy Y trước hoặc cùng ngày với lễ Hằng Thuận.
  • Việc lựa chọn địa điểm tổ chức cũng rất quan trọng. Ưu tiên những ngôi chùa quen thuộc, nơi gia đình đã có mối liên hệ từ trước sẽ giúp quá trình chuẩn bị và phối hợp diễn ra thuận lợi hơn. Để đảm bảo mọi công việc được chu toàn, nên dành thời gian đến chùa trước 2-3 ngày để rà soát và chuẩn bị.
  • Khi có ý định trang trí không gian theo sở thích cá nhân, đừng quên trao đổi và xin phép nhà chùa. Sự tôn trọng các quy tắc và không gian linh thiêng là vô cùng cần thiết. Tương tự, nếu bạn muốn tổ chức tiệc chay tại chùa, hãy hỏi ý kiến sư trụ trì và Ban Hướng dẫn Phật tử về quy định của chùa, bởi một số nơi có thể chỉ cho phép dùng trà và bánh nhẹ.
  • Cuối cùng, về trang phục cưới, áo dài truyền thống là lựa chọn phù hợp nhất. Đồng thời, cần nhắc nhở khách mời lựa chọn trang phục kín đáo, lịch sự để thể hiện sự tôn trọng với không gian trang nghiêm của buổi lễ.
Đối với quy mô của mỗi lễ Hằng Thuận, sự long trọng, cầu kỳ hay tinh tế, giản lược phụ thuộc vào mong muốn của cô dâu chú rể. Nhưng nhìn chung, phần chi phí của lễ Hằng Thuận sẽ được chia thành 3 khoản chính như sau:
  • Chi phí thực hiện nghi thức làm lễ: Gồm trang trí chính điện, bàn thờ Phật tổ Như Lai, phần bàn của gia đình hai bên.
  • Phần công đức: Là hoa quả và nhang đèn. Nếu như gia đình không biết quy cách sắp xếp như thế nào, có thể gửi các sư thầy thực hiện giúp. Cô dâu chú rể có thể lựa chọn cách cúng dường hoặc gửi phong bì cho sư thầy để sư thầy tự tay chuẩn bị.
  • Chi phí mâm cơm chay: Đây được xem như một lời cảm ơn, cũng như sự san sẻ niềm vui, niềm hạnh phúc mới của đôi uyên ương nhà Phật.

Những lưu ý góp phần làm nên một buổi lễ Hằng Thuận ý nghĩa và đáng nhớ trong ngày trọng đại của đôi uyên ương.

Lưu ý khi tổ chức lễ Hằng Thuận cần nắm rõ (Ảnh: MAP Studio)
Lưu ý khi tổ chức lễ Hằng Thuận cần nắm rõ (Ảnh: MAP Studio)

Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đã có thêm những kiến thức sâu sắc về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Hằng Thuận. Đây không chỉ là một nghi lễ truyền thống mà còn là một lời nhắc nhở về trách nhiệm, sự yêu thương và lòng trắc ẩn trong mối quan hệ vợ chồng.

>>> Xem thêm: TÌM HIỂU LỤC LỄ TRONG CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM XƯA

Tin tức nổi bật

Xem thêm