NGÀY LỄ ĐÍNH HÔN, THÀNH HÔN, TÂN HÔN CÓ GÌ KHÁC NHAU?
Tìm hiểu kiến thức cơ bản về những lễ quan trọng của đám cưới giúp các cặp đôi và gia đình chuẩn bị lễ cưới được chỉn chu và không xảy ra sơ sót nào. Bạn đã hiểu rõ về các lễ như lễ đính hôn, lễ thành hôn, tân hôn hay vu quy chưa? Cùng Mipec Palace tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết này!
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp sai sót trong khâu chuẩn bị cho các ngày lễ quan trọng của đám cưới. Nhiều gia đình mắc phải lỗi treo bảng thông báo hôn lễ sai và dẫn đến gây sự hiểu lầm cho quan khách. Vì vậy, việc trang bị những kiến thức cơ bản về tên gọi của các ngày lễ để có sự chuẩn bị tinh tế nhất, tạo nên những ấn tượng thật đẹp và ý nghĩa cho những ngày lễ cưới của đôi bạn là điều cần thiết.
THẾ NÀO GỌI LÀ LỄ ĐÍNH HÔN?
Lễ đính hôn là khái niệm hiện đại, trang trọng theo cách gọi tên của giới trẻ hiện nay, nhưng thực chất, lễ đính hôn chính là nghi thức đám hỏi mà hầu hết ai cũng biết. Trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam, 5 nghi thức khi các cặp đôi chính thức se duyên với nhau, đó là lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ xin dâu, lễ rước dâu, về lễ lại mặt. Trong đó có 3 nghi thức chính là lễ ăn hỏi, lễ xin dâu và rước dâu, thường được các gia đình chú trọng đến và tổ chức theo quy mô lớn nhất phụ thuộc vào điều kiện mỗi gia đình.
Ngày lễ đính hôn tức chính là ngày lễ ăn hỏi, sẽ thực hiện nhiều nghi thức giữa hai gia đình. Nhà trai sẽ mang sính lễ sang nhà gái để xin được hứa hôn với cô dâu. Vì thế, một số gia đình coi lễ đính hôn là lễ quan trọng, khi con gái được gả đi một cách đàng hoàng, chỉn chu nhất.
LỄ VU QUY LÀ GÌ?
Lễ Vu Quy chính là nghi lễ truyền thống quan trọng đối với giai đoạn tổ chức tiệc cưới của người Việt. Nhiều người thường thắc mắc không biết lễ Vu Quy là đám cưới hay đám hỏi. Tuy nhiên đây đều không phải đám cưới, đám hỏi mà là lễ tiễn con gái về nhà chồng. Bởi vậy, khái niệm vu quy được sử dụng cho riêng cô dâu và chúng thường xuất hiện trên cổng, phông cưới được trao bên nhà gái. Lễ Vu Quy được xem là nghi lễ báo gia tiên và quan khách hai họ trước khi cô dâu lấy chồng. Trong buổi lễ này, cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau thực hiện một số thủ tục truyền thống để ra mắt hai họ, thờ kính tổ tiên, sau đó bái lạy cha mẹ. Hành động này thể hiện sự biết ơn, lòng hiếu thảo với đấng sinh thành.
TÌM HIỂU VỀ LỄ THÀNH HÔN
Lễ thành hôn được hiểu như là đám cưới chung của cả nhà trai và nhà gái. Cũng tương tự như lễ báo hỷ của đôi tân hôn được tổ chức chung ở nhà hàng, trung tâm tiệc cưới hay khách sạn. Khái niệm thành hôn được sử dụng khá phổ biến như in trên thiệp cưới, phông, backdrop tại gia đình. Hôn là hôn lễ, lễ cưới được hiểu như là lễ tác thành, cùng chúc cho đám cưới của hai con. Hiện nay, từ này được miền Bắc sử dụng nhiều hơn, đặc biệt tại gia đình chú rể với nghĩa lễ đón dâu.
KHÁI NIỆM LỄ TÂN HÔN
Lễ tân hôn chính là lễ đón cô dâu, nói rõ hơn là việc kết hôn và đón dâu diễn ra tại nhà chú rể. Tân hôn là từ để tả lễ được tổ chức ở nhà trai. Từ Tân hôn được dùng phổ biến hơn ở các tỉnh miền Nam Việt Nam và xuất hiện trên biển treo tại cổng, phông cưới ở nhà chú rể để phân biệt được đây là lễ cưới, sự tham dự lễ cưới bên nhà trai.
Từ những định nghĩa phân biệt trên, hi vọng các cô dâu chú rể có thể lưu ý để sửa soạn cho các ngày lễ được đúng với ý nghĩa của nó, đồng thời có thể dùng những từ ngữ đặc trưng trang trí lên buổi tiệc để quan khách dễ dàng phân biệt và tham dự chúc mừng gia đình.
>>> Xem thêm: LỄ ĂN HỎI CẦN BAO NHIÊU TRÁP THÌ PHÙ HỢP?
Tin tức nổi bật
Mipec Palace là một trong những trung tâm Tiệc cưới & Sự kiện uy tín hàng đầu tại Hà Nội, gây ấn tượng [...]
Cưới hỏi là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong đời sống văn hóa của người Việt Nam, đi kèm với [...]
Mipec Palace gửi dành tặng tất cả quý khách hàng khi đặt tiệc 2024 ưu đãi tiệc cưới lên tới 50.000.000 VNĐ cùng [...]