Trang chủTƯ VẤNDỰ TRÙ NGÂN SÁCH ĐÁM CƯỚI BAO NHIÊU LÀ PHÙ HỢP?

DỰ TRÙ NGÂN SÁCH ĐÁM CƯỚI BAO NHIÊU LÀ PHÙ HỢP?

Tổ chức đám cưới là một sự kiện trọng đại mang dấu mốc đặc biệt trong cuộc đời mỗi người. Ngoài việc lựa chọn địa điểm tổ chức phù hợp thì dự trù ngân sách đám cưới là một việc quan trọng cần được hoạch định cẩn thận và chi tiết để tiệc cưới được diễn ra suôn sẻ, trọn vẹn.

Theo chia sẻ của rất nhiều cặp đôi đã cưới thì để có một đám cưới theo đúng dự kiến, việc lập kế hoạch phân bổ ngân sách cho đám cưới là một trải nghiệm thú vị nhưng cũng khá căng thẳng bởi sẽ có một khối lượng công việc khổng lồ mà bạn cần thực hiện cho đám cưới. Tại sao cần dự trù ngân sách cho đám cưới trước khi đám cưới diễn ra?

  • Có kế hoạch tiết kiệm và chi tiêu hợp lý: Việc dự trù trước kinh phí sẽ giúp bạn có kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm hợp lý để có tiền chuẩn bị cho đám cưới.
  • Tránh vượt quá ngân sách dự định: Bạn có biết có đến 45% cặp đôi vượt quá ngân sách cưới dự định ban đầu bởi chi phí bội chi do số lượng khách mời, đơn vị tổ chức, giá thuê và trang trí, đặt tiệc. Cho nên, việc dự trù trước sẽ giúp bạn chủ động phân chia các hạng mục rõ ràng và tránh bội chi cao.
  • Chủ động trong mọi tình huống phát sinh: Không ai có thể đảm bảo được đám cưới của bạn sẽ không thay đổi so với dự kiến, vì vậy để chủ động trong mọi tình huống, bạn cần tính thêm một khoản kinh phí dự trù khoảng 10% tổng số tiền cho những khoản cần thiết để có thể dùng ngay khi phát sinh.

Các hạng mục có thể phát sinh là gì?
Các nhà cung cấp có thể yêu cầu thanh toán bổ sung cho các dịch vụ phát sinh như tăng thêm bàn tiệc, chi phí thay đổi thực đơn, concept trang trí, phí thêm giờ chụp ảnh hoặc di chuyển tới địa điểm chụp và cũng đừng quên tính chi phí đổ vỡ đồ đạc có thể xảy ra trong tiệc cưới.

Những hạng mục chính cần lên dự trù ngân sách là gì?
1. Địa điểm cưới
Chi phí này bao gồm thuê sảnh tiệc và trang trí đám cưới, chiếm khoảng 40% ngân sách đám cưới thông thường. Tuy nhiên, nếu điều kiện tổ chức thuận lợi giữa 2 họ trai và nhà gái, các gia đình làm lễ cưới tại nhà sẽ giảm đáng kể được khoản này. Chi phí thuê sảnh tiệc cũng có thể thay đổi theo từng thời điểm, vì vậy cần tìm hiểu kỹ trước và có dự trù phù hợp.

2. Chụp ảnh cưới
Bạn sẽ cần chi khoảng 15% ngân sách đám cưới cho việc chụp ảnh pre-wedding và chụp ảnh quay phim phóng sự cưới. Các đơn vị cung cấp dịch vụ chụp ảnh cưới và phóng sự cưới thường đưa ra nhiều mức giá khác nhau. Từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng.

3. Chi phí tiệc cưới
Vấn đề này thường phụ thuộc vào yếu tố khách mời, ngân sách cho mục này có thể chiếm từ 30 – 50%. Số lượng khách mời có ảnh hưởng khá lớn đến chi phí đãi tiệc, bạn cần phải tính toán số lượng khách mời phù hợp với khoảng chi phí của mình.

4. Lễ ăn hỏi và đội bê lễ
Ngày càng có nhiều dịch vụ trọn gói lễ ăn hỏi và dàn bê lễ nên bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian, công sức tìm kiếm người giúp đỡ. Tuy nhiên điều đó đồng nghĩa với việc bạn cần có thêm 1 khoản chi phí cho hạng mục này. Hãy tham khảo giá và dịch vụ tốt nhất để lựa chọn chi phí phù hợp, từ đó có khoản dự trù tương ứng.

5. Trang phục cưới – Nhẫn cưới – Trang điểm
Ai cũng muốn mình trở nên xinh đẹp, chỉn chu và lộng lẫy trong ngày cưới của mình, vì thế khoản đầu tư cho trang phục cưới, trang điểm là một hạng mục cần lưu tâm. Ngoài ra, với nhẫn cưới, nên có sự đồng thuận giữa cả 2 vợ chồng để có lựa chọn phù hợp với sở thích và điều kiện kinh tế, nhưng đây cũng là một khoản cần được đưa vào danh sách dự trù kinh phí.

6. Chuẩn bị phòng cưới
Tùy vào mức độ “chịu chi” và điều kiện thực tế, chú rể có thể lên kế hoạch trang trí phòng cưới từ sớm. Các món đồ cơ bản cần sắm mới như giường, tủ, bàn trang điểm, chăn ga cũng không phải là một khoản chi phí nhỏ.

7. Thiệp cưới
Thiệp cưới gửi đến các khách mời chính là một hạng mục tuy nhỏ nhưng khá cần thiết. Trong các đám cưới hiện đại, rất nhiều các cặp cô dâu chú rể đầu tư vào thiệp cưới để tạo phong cách riêng, dấu ấn riêng của mình. Tùy vào ý tưởng riêng của bạn để có thể dự trù chi phí in ấn phù hợp nhất.

8. Phương tiện di chuyển
Nếu 2 gia đình không gần đến mức có thể đi bộ đón dâu thì phương tiện di chuyển chính là một hạng mục quan trọng. Bạn cần dự trù được thành phần khách mời tham gia đón dâu, đưa dâu cùng gia đình để tính toán số lượng xe phù hợp và dành ra số tiền dự trù nhất định cho khoản này.

9. Nghỉ tuần trăng mật
Tuần trăng mật là khoảng thời gian tuyệt vời để vợ chồng trẻ có thể tận hưởng cuộc sống ngọt ngào, hạnh phúc sau đám cưới. Một chuyến du lịch đâu đó vài ngày với các dịch vụ dành riêng cho các cặp đôi cũng là một ý tưởng thú vị. Tuy nhiên, hạng mục này tùy thuộc vào sức khỏe cũng như điều kiện công việc và kinh tế của từng cặp đôi, bạn có thể đi nghỉ tuần trăng mặt hoặc không nhưng vẫn nên đưa khoản này vào danh sách dự trù kinh phí đám cưới.

Tóm lại, sẽ không có vấn đề gì quá khó khăn nếu bạn lên kế hoạch chi tiết cho một đám cưới dựa trên mức trung bình của mọi người. Nhưng cũng có thể tổ chức đặc biệt hơn theo ý tưởng riêng của bạn, quan trọng là bạn cần quyết định xem đâu là điều thực sự cần thiết với mình trong ngày cưới và dù tổ chức theo cách nào đi nữa, việc dự trù kinh phí cho đám cưới luôn là việc cần thiết mà nhất định các cặp đôi nên làm.

>>> Xem thêm: GIẢI MÃ XU HƯỚNG TỔ CHỨC CƯỚI TẠI TRUNG TÂM TIỆC CƯỚI

Bài viết mới nhất
Các ý chính trong bài viết1 1. Lễ Dạm Ngõ2 2. Lễ Ăn Hỏi3 3. Lễ Xin Dâu4 4. Lễ Rước Dâu5 5. Lễ Lại Mặt Cưới hỏi là một...
Cập nhật ngay chương trình ưu đãi mới nhất đến từ Mipec Palace. Hiện nay, việc tổ chức một buổi tiệc cưới hoàn hảo không khó, nhưng việc “chọn mặt...
Các ý chính trong bài viết1 1. Tặng 10 Đồ Uống Miễn Phí/1 Bàn Tiệc/Tiệc Cuối năm:2 2. Tặng 01 Chai Sâm Panh Nga Cao Cấp:3 3. Miễn Phí Hội...
Các ý chính trong bài viết1 Hoa cưới – Hoa mao lương2 Hoa hồng đỏ3 Hoa Tulip4 Hoa baby5 Hoa sen6 Hoa linh lan7 Hoa cưới – Hoa hồng trắng...